Văn học (chuyên ngành Văn Báo chí)
Là ngành học chuyên cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về lí luận văn học, kiến thức phổ biến về văn hóa, ngôn ngữ và trang bị kiến thức sâu rộng về văn học Việt Nam cùng các nền văn học nổi tiếng trên thế giới. Sinh viên học ngành Văn học sẽ được rèn luyện kĩ năng tư duy, phương pháp luận giúp nghiên cứu văn học, phương pháp giảng dạy, phương pháp nâng cao khả năng cảm thụ văn học và sáng tác văn học. Ngoài ra ngành học này giúp sinh viên có ý thức trách nhiệm cao, thấm nhuần niềm tự hào dân tộc, có phẩm chất đạo đức tốt, biết trân trọng, phát huy giá trị nhân văn của dân tộc, nhằm xây dựng một đời sống văn học lành mạnh.
Tuy nhiên để đáp ứng với nhu cầu xã hội, ngành Văn học thuộc Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn trường Đại học Duy Tân đã chuyển hướng sang văn học ứng dụng (Applied Literature), chuyên ngành Văn Báo chí. Chương trình của chuyên ngành này được xây dựng nền tảng từ Ngữ và Văn.
Xây dựng theo hướng ứng dụng, ngành Văn học, chuyên ngành Văn Báo chí không chỉ định hướng về nghiên cứu phê bình mà còn mở rộng phục vụ cho lĩnh vực báo chí, truyền thông. Hướng đào tạo này cho thấy khả năng phát triển và đổi mới phù hợp với xu thế phát triển của ngành và nhu cầu của xã hội; mở ra nhiều cơ hội học tập và việc làm cho sinh viên.
* Chương trình đào tạo
Ngành Văn học, chuyên ngành Văn Báo chí Đại học Duy Tân được xây dựng theo hướng Văn học ứng dụng, đáp ứng nhu cầu đổi mới phù hợp với xu thế phát triển của ngành Văn học và nhu cầu của xã hội. Nghĩa là chuyên ngành này không chỉ định hướng về nghiên cứu phê bình văn học mà còn mở rộng phục vụ cho lĩnh vực báo chí, truyền thông.
Một cách cụ thể, có thể thấy, chương trình đào tạo chuyên ngành Văn Báo chí cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực văn học và ngôn ngữ, báo chí và truyền thông; sinh viên được trang bị các kĩ năng làm việc tốt để thích ứng nhanh nhạy với công việc (kĩ năng nghiên cứu, phê bình; cảm thụ và dạy học văn học, viết báo, biên tập báo chí, xuất bản, tổ chức các sự kiện truyền thông, xây dựng, tổ chức, quản lý các hoạt động nghiên cứu văn học, báo chí, truyền thông);
Với những kiến thức được tiếp thu, hiện nhiều sinh viên Chuyên ngành Văn Báo chí, Đại học Duy Tân tốt nghiệp ra trường đã có việc làm ổn định, nhiều bạn hiện đang công tác tại các cơ quan báo chí, truyền thông trong các tỉnh thành miền Trung và cả nước (TP Hồ Chí Minh, Kontum, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi…)
Về số lượng học phần, chuyên ngành Văn Báo chí có 30 học phần, trong đó có 12 học phần thuộc lĩnh vực Văn học, cụ thể gồm: Cơ sở Lý luận Văn học, Văn học Việt Nam từ Văn học Dân gian, Trung đại đến hiện đại và đương đại, Văn học Phương Tây, văn học Châu Á; Các học phần về ngôn ngữ như: Ngữ âm – Từ vựng – Ngữ pháp, Dẫn luận ngôn ngữ…; Còn lại đa phần là các học phần về Báo chí như Cơ sở lí luận báo chí, Lịch sử báo chí, Ngôn ngữ báo chí, Các loại hình báo chí….
* Thời gian đào tạo: 4,0 năm (132 tín chỉ).
* Kỹ năng nghề nghiệp
Sinh viên ngành Văn học chuyên ngành Văn Báo Chí bên cạnh những kiến thức nền tảng, tổng quát về báo chí, truyền thông còn được được trang bị những kiến thức, kỹ năng hoạt động tác nghiệp của một nhà báo: Phỏng vấn, viết tin, bài, quay phim, chụp ảnh… ở các loại hình báo chí: Báo in, báo Nói, Truyền hình, báo Điện tử… các kiến thức pháp luật, đạo đức người làm báo.
Khi đi kiến tập và thực tập ở các cơ quan báo chí, các sản phẩm báo chí sẽ là kết quả hoạt động của các em trong quá trình kiến tập và thực tập, thầy cô, giảng viên hướng dẫn căn cứ vào đó để đánh giá kết quả kiến tập và thực tập.
* Cơ hội việc làm
Học ngành Văn học, chuyên ngành Văn Báo Chí, ra trường các em có thể đảm nhận các công việc sau;
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện và các trung tâm nghiên cứu về Văn học, Báo chí, Truyền thông.
- Phóng viên, bình luận viên, biên tập viên, điều phối viên truyền thông và tổ chức sự kiện cho các cơ quan báo chí, truyền thông đại chúng.
- Chuyên viên tại các cơ quan thông tin, truyền thông cấp tỉnh, thành phố, huyện, xã (như cán bộ chức năng trong các cơ quan quản lý báo chí, xuất bản hoặc thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi những kiến thức cơ bản, hệ thống về truyền thông và nghiệp vụ báo chí như các cơ quan văn hoá – tư tưởng, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, kinh tế, ngoại giao,...).
Sau khi tốt nghiệp, người học có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành: Văn học, Ngôn ngữ, Báo chí, Truyền thông.