star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Mục tiêu đào tạo


1.Mục tiêu chung (PO)

Đào tạo thạc sĩ ngành Văn học đảm bảo tính cơ bản và hiện đại, chuyên sâu về văn học, có khả năng vận dụng các kiến thức cơ sở và lý thuyết nghiên cứu văn học vào nghiên cứu - phê bình những vấn đề của thực tiễn; có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học chuyên ngành trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

2.Mục tiêu cụ thể (POs)

Kiến thức: trang bị cho học viên hệ thống kiến thức nền tảng chung, giúp người học nắm được các kiến thức cơ bản để có cơ sở tiếp cận hiệu quả hệ thống kiến thức ngành và chuyên ngành. Trên cơ sở các môn học đại cương, chương trình trang bị cho người học những hiểu biết chung ngôn ngữ, triết học, pháp luật, lịch sử, xã hội… để người học có được nền tảng hiểu biết về đời sống xã hội trng thực tiễn. Bổ sung cho người học những kiến thức cơ sở chuyên ngành Văn học và hệ thống kiến thức liên ngành để giúp người học nắm vững kiến thức cơ bản của ngành học, có khả năng giải quyết tốt các vấn đề về chuyên môn. Chương trình đào tạo trang bị hệ thống kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Văn học, giúp người học nắm chắc kiến thức chuyên sâu trong nghề nghiệp, có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và chuyên nghiệp trong các hoạt động chuyên môn về Văn học trên thực tiễn.

Kỹ năng: Chương trình đào tạo thạc sĩ Văn học nhằm bồi dưỡng và nâng cao cho người học năng lực thực hiện các kỹ năng:

- Kỹ năng ngoại ngữ: mục tiêu chương trình đào tạo là trang bị cho người học nền tảng để thực hiện tốt các kỹ năng nghe, nói và viết của bản ngữ và ngoại ngữ. Trên cơ sở hệ thống các môn học tiếng Việt, tiếng Anh, người học được đào tạo theo các cấp độ kỹ năng ngôn ngữ từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với trình độ, nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp riêng của từng người học. Chương trình cũng giúp người học nâng cao các kỹ năng ngôn ngữ chuyên ngành thông qua các học phần ngoại ngữ chuyên ngành trong chương trình đào đạo nhằm giúp cho người học có khả năng thông hiểu và vận dụng tốt các kỹ năng ngoại ngữ trong đời sống và trong lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn.

- Kỹ năng tin học: chương trình đào tạo hướng đến mục tiêu cung cấp cho người học những kỹ năng tin học cơ bản và cần thiết trong bối cảnh thời đại công nghệ thông tin bùng nỗ. Chương trình giúp người học nắm được các kỹ năng xử lý và tương tác với có hiệu quả đối với máy tính và các thiết bị công nghệ nhằm giúp người học xử lý tốt các yêu cầu về tin học trong lĩnh vực nghè nghiệp và thực tiễn xã hội.

- Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục: mục tiêu của chương trình đào tạo trang bị cho người học những năng lực về giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục, thông qua một số môn học về nói và viết tiếng Việt, các môn kỹ năng chuyên ngành như: kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng điều tra, khai thác thông tin, nhằm hướng tới giúp người học nằm được các kỹ năng thuyết trình, thuyết phục một cách hiệu quả và lôi cuốn trong hoạt động nghề nghiệp.

- Kỹ năng tổ chức, quản lý: chương trình đào tạo nhắm tới mục tiêu trang bị cho người học các kỹ năng hợp tác làm việc nhóm, quản lý…nhằm hướng tới bổ sung hoàn thiện các kỹ năng tổ chức, quản lý liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn.

Thái độ

- Thái độ chính trị, tư tưởng, đạo đức: thông qua hệ thống các môn học về chính trị, tư tưởng, triết học và đạo đức, mục tiêu của chương trình đào tạo là định hướng tư tưởng, bồi dưỡng nhân cách, đạo đức một cách đúng đắn và nhân văn cho người học.

- Thái độ học tập và thái độ nghề nghiệp: chương trình đào tạo hướng tới trang bị cho người học thái độ nghiêm túc, tự giác và có trách nhiệm trong học tập và làm việc. Hệ thống các môn học liên quan đến tâm lý, văn hóa, tư tưởng và nhận thức hướng người học đạt các giá trị bền vững về thái độ học tập và làm việc không chỉ trong thời gian học tại trường mà còn sau khi tốt nghiệp.