star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Chuẩn đầu ra ngành Truyền thông Đa Phương tiện


Ngay khi hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân Truyền thông đa phương tiện, sinh viên có (khả năng):

Về kiến thức

(a)Hiểu được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của ĐCS Việt Nam. Hiểu được một cách hệ thống kiến thức các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn có liên quan đến ngành học, như chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, văn hóa, ngôn ngữ, tâm lý, văn học…Vận dụng được phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn trong nghiên cứu.

(b) Phân tích được các lý thuyết, mô hình truyền thông, các loại hình truyền thông đa phương tiện; đặc điểm, xu hướng truyền thông thế giới và Việt Nam. Phân tích được vấn đề trong lý luận và thực tiễn truyền thông đa phương tiện, bao gồm quản trị truyền thông, xã hội học truyền thông, truyền thông sáng tạo, truyền thông tiếp thị tích hợp.

(c) Xác định được các đối tượng cơ bản của truyền thông đa phương tiện.  Phân tích được các nguyên tắc, tiêu chuẩn nghệ thuật, đồ họa, web ứng dụng trong thiết kế, sản xuất và phát triển, ứng dụng truyền thông đa phương tiện.

(d)Vận dụng được quy trình và phương pháp thiết kế, xây dựng phát triển và ứng dụng sản phẩm truyền thông đa phương tiện.  Phân tích được các vấn đề trong tổ chức hoạt động doanh nghiệp truyền thông. Vận dụng được quy trình và phương pháp tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thông đa phương tiện theo từng lĩnh vực.

(e) Phân tích được đặc điểm của nhiếp ảnh, phim ngắn, các sản phẩm truyền thông mới như megastory, video, 2D, 3D,.. trong đó tập trung vào nghiên cứu phân tích đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp sáng tạo. Vận dụng được các quy trình lập kế hoạch và tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thôngđa phương tiện như  nhiếp ảnh, phim ngắn, megastory, 2D, 3D và animation

Về kỹ năng

* Kỹ năng cứng

(f)Sáng tạo trong phân tích có phản biện thông tin và dữ liệu: Khả năng sử dụng thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh đối chiếu thông tin, đưa ra nhận định và kết luận.

(g) Vận dụng các kỹ năng xác định và phân tích những tình huống phức tạp, đưa ra nhiều phương án lựa chọn để xử lý các vấn đề.

(h) Vận dụng kỹ năng giao tiếp sử dụng ngôn ngữ lời nói và văn bản một cách trôi chảy, chuẩn xác, hiệu quả. Vận dụng các kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong lĩnh vực chuyên môn ở mức có thể hiểu được ý chính của bài nói hoặc viết về các chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực truyền thông và có thể diễn đạt được nội dung, ý tưởng về chủ đề dưới hình thức nói và viết.

*Kỹ năng mềm:

(i) Khả năng chịu áp lực công việc

(k) Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thảo luận, làm việc nhóm;

(l) Có kỹ năng tổng hợp, phân tích, xử lý tình huống, quản lý và lãnh đạo trong hoạt động truyền thông;

Yêu cầu về thái độ

 (m) Kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo. Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập. Có tinh thần khởi nghiệp.

(n) Chính trực, tự tin, linh hoạt, phản biện, sáng tạo. 

 (o) Tuân thủ pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc